TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

NANG HOẠT DỊCH VÙNG CỔ TAY

I. Đặc điểm
  U bao hoạt dịch là một bệnh lành tính, không viêm, không đau ngoại trừ trường hợp u quá lớn ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp
Bọc hoạt dịch cổ tay xuất phát từ bao khớp hay bao gân. Nó có thể tìm thấy ở nhiều vị trí khác nhau trên cổ tay, mặt lòng hay mặt lưng, bên quay hay bên trụ.
  Thông thường ở mặt lưng cổ tay. Bệnh nhân phát hiện khi gấp tối đa cổ tay và thấy lồi lên ngay đỉnh cao của cổ tay.
  Những khối này không đau và biến mất khi duỗi thẳng cổ tay nếu kích thước nhỏ hơn 2cm. Một số khác có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì đặc biệt.
II. Nguyên nhân
Chưa biết chính xác được nguyên nhân hình thành nang nang hoạt dịch.
  • Dãn bao khớp do những chấn động lập đi lập lại ở những người làm nội trợ.
  • Chấn thương bong gân cổ tay cũ đã được một số tác giả ghi nhận về tiền sử chấn thương cổ tay.
III. Triệu chứng
Bướu vùng cổ tay:
+ Thông thường không đau. Nếu đau có nghĩa nó gây chèn ép các dây thần kinh cảm giác xung quanh
+ Kích thước không phải là nguyên nhân gây đau vì có những nang nhỏ lại đau nhiều hơn các khối lớn. Có những nang nhỏ không làm chồi da nhưng gây đau. Những trường hợp này thường khó chẩn đoán và thường bị điều trị nhầm như một viêm khớp.
IV. Chẩn đoán
Nang hoạt dịch với đặc tính thường có triệu chứng:
+ Không đau.
+ Kích thuớc thay đổi theo tư thế cổ tay.
+ Không thay đổi sau một thời gian dài.
Để kiểm tra kỹ hơn, có thể dùng đèn pin dạng cây viết chiếu vào khối nang hoạt dịch sẽ thấy được ánh sáng xuyên thấu qua nang, nhằm loại trừ các trường hợp u không phải dạng nang, u đặc.
Cận lâm sàng:
Xquang: loại trừ u xương.
Siêu âm: phân biệt với các khôi u phần mềm khác như bướu mỡ, bướu bã.
MRI: Với những nang nhỏ không sờ thấy hay nhìn thấy được
V. Điều trị

* Theo dõi: Những nang không gây phiền phức gì cho người bệnh thì chỉ theo dõi mà không xử trí gì cả
* Bất động
Cử động khớp nhiều có thể làm tăng kích thước của nang bao hoạt dịch nên có thể dùng nẹp cổ tay để hạn chế sự vận động và giúp giảm đau đối với những ca gây chèn ép thần kinh lân cận.
* Thoát dịch:
Nếu nang bị đau hay hạn chế vận động do kích thước lớn thì có thể chọc hút dịch trong nang ra. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao Vì thế giải pháp phẫu thuật sẽ được xem xét.
* Phẫu thuật
Cắt bỏ bọc hoạt dịch và khâu lại phần cuống thông với khớp.
Cố định khớp cổ tay 2 – 3 tuần.
U bao hoạt dịch có đặc điểm là rất hay tái phát sau điều trị phẫu thuật, vì không lấy hết chân, buộc cổ bao không kín, vận động khớp quá sớm sau mổ, cố định khớp chưa đủ thời gian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét