TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

 RICE- Phương pháp sơ cứu và điều trị cơ bản các chấn thương thể thao

RICE là biện pháp sơ cứu ban đầu thông dụng nhất trong các chấn thương thẻ thao như bong gân, trật khớp, rách cơ... Nếu thực hiện đúng trong vòng 1- 2 ngày đầu có thể làm rút ngắn thời gian lành vết thương. Biện pháp này giúp giảm đau, giảm sưng, bảo vệ mô bị sang chấn 

RICE bao gồm:

- REST ( nghỉ ngơi): rất quan trọng, cần thực hiện ngay sau khi chấn thương vì 2 mục đích. Thứ nhất giúp tránh thêm những tổn thương khác cho cơ, dây chằng và mô khác đang bị tổn thương. Thứ 2 giúp cơ thể có đủ năng lượng cần thiết để tự chữa lành vết thương hiệu quả

- ICE( chờm đá): sau chấn thương dù nặng hay nhẹ cũng nên chờm đá lạnh ngay. Chờm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da 1 lớp khăn mỏng. Tránh để nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da sẽ gây bỏng lạnh. nhiệt độ lạnh giúp giảm đau tức thời trong 1 thời gian ngắn, các mạch máu co lại giúp hạn chế sưng do giảm lưu lượng máu đến nơi tổn thương. Tuy nhiên cần nhớ là không nên chờm đá quá 15- 20 phút. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong thời gian dài khiến da bạn dễ bị tỏn thương. 


 Tuyệt đối không xoa bóp, chờm nóng hoặc bôi gì khác (kể cả mật gấu), bôi dầu nóng vì sẽ làm giãn mạch làm tổn thương sưng to và lâu mới xẹp

- COMPRESSION (băng ép): băng ép vết thương lại giúp giảm sưng, đôi khi còn giúp giảm đau 


- ELEVATION (nâng lên) : nâng cao vết thương lên giúp giảm sưng. Hiệu quả nhất là khi nâng cao lên hơn so với tim. Ví dụ bị bong gân mắt cá chân, khi bạn nằm trên giường nên gác chân lên 1 hoặc 2 cái gối 

Việc áp dụng RICE nên thực hiện ngay sau bị chấn thương càng sớm càng tốt. Sau đó tùy theo mức độ tổn thương có thể nghỉ ngơi đơn thuần hoặc cần phải khám bác sĩ chuyên khoa và sử dụng thuốc hỗ trợ.