TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Gãy xương bả vai

GÃY XƯƠNG BẢ VAI

                                                                                   TS.BS. Nguyễn Vĩnh Thống

1.      ĐẠI CƯƠNG:
Xương bả vai được giữ cố định che phủ khá chắc chắn bởi gân, dây chằng và cơ nơi vị trí khá đặc biệt ở lồng ngực nên hiếm khi bị gãy do chấn thương.
Khi bị chấn thương gãy xương bả vai thì lực chấn thương phải đủ mạnh nên thường có tổn thương lồng ngực kèm theo. Triệu chứng của gãy xương bả vai cũng giống như các gãy xương khác. Tuy nhiên vì các tổn thương phối hợp khác có đe dọa sinh tồn và vì các dấu hiệu gãy xương bả vai có khi xuất hiện muộn sau vài ngày nên gãy xương bả vai hay bị bỏ quên và chẩn đoán muộn.

2.      DẤU HIỆU LÂM SÀNG:
Hạn chế vận động khớp vai. Thường dạng vai và xoay ngoài thì đau tăng lên.
Dấu hiệu tại chỗ như dấu bầm tím muộn, sưng nề mô mềm và điểm đau chói.
Đánh giá tình trạng thần kinh nách, quay trụ và giữa, và đánh giá cả mạch máu: động mạch cánh tay và động mạch quay.
Tuy nhiên các dấu hiệu gãy xương bả vai có thể bị che dấu bởi các tổn thương phối hợp lân cận khác.

3.      TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU:
Xương bả vai đươc che chở phía trước là các xương sườn của lồng ngực, phía sau bởi lớp cơ dày; ngoài ra do xương bả vai có thể di động được nên khi có lực tác động do chấn thương lên xương bả vai, lực sẽ bị phân tán và không bị hấp thu bởi xương. Do đó muốn gây ra gãy xương thì lực tác động phải khá mạnh.[4]
Các thành phần của xương bả vai như thân xương, gai xương, cổ xương và ổ chảo đều có thể bị gãy.
Tần suất gãy xương như sau:
  Gãy xương bả vai chiếm 1% gãy xương nói chung, 3% của chấn thương đai vai, 5% của CT khớp vai.
  Riêng xương bả vai, gãy thân và gai xương bả vai chiếm 50%, gãy cổ xương bả vai là 25%, gãy ổ chảo chỉ chiếm 10%, Gãy mỏm cùng là 8% và mỏm quạ 7%

4.      CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH:[1]
Chụp tư thế khớp vai thẳng, tư thế nghiêng của xương bả vai, và tư thế nách của khớp vai. Nếu có tổn thương liên quan giữa xương đòn và xương vai thì chụp vai tư thế thẳng với tay có mang tạ.
Chụp các tư thế chếch (oblique) khi cần thiết
Chụp X-quang phổi thẳng để loại trừ tổn thương phổi kết hợp
Chụp cắt lớp vi tính với lát cắt 2-3 mm


5.      PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG:

      5.1. GÃY Ổ CHẢO

Ia: gãy bờ trước
Ib: Gãy bờ sau

Loại II: Gãy ngang ổ chảo và bờ ngoài xương bả vai
Loại III: gãy ngang ổ chảo và bờ trên xương bả vai
Loại IV: gãy ngang ổ chảo và bờ trong xương bả vai
Loại V : Gãy phức tạp
 -Va: gãy kết hợp loại II & IV
 -Vb: gãy kết hợp loại III & IV
 -Vc : gãy kết hợp loại II & III
     Loại VI : gãy ổ chảo nhiều mảnh

     5.2. GÃY CỔ XƯƠNG BẢ VAI 

Loại 1 : Gãy ít di lệch

Loại 2 : Gãy di lệch sang bên hơn 1cm

Loại 3 : Gãy có di lệch gập góc >40°

5.3. PHỨC HỢP TREO TRÊN VAI 
( SUPERIOR SHOULDER SUSPENSARY COMPLEX )



“Phức hợp treo trên vai” gồm:
1.      Mỏm ổ chảo
2.      Mỏm quạ
3.      Dây chằng quạ đòn
4.      Đầu ngoài x. đòn
5.      Khớp cùng đòn
6.      Mỏm cùng
q Trụ chống trên là 1/3 giữa x. đòn.
Trụ chống dưới là thân x. bả vai


Điều trị các tổn thương của “Phức hợp”
  Nếu tổn thương>2 vị trí của “phức hợp” thì có chỉ định mổ.
  Thường chỉ cần cố định 1 chỗ tổn thương, vị trí còn lại sẽ được nắn chỉnh gián tiếp
  Herscosvici: gãy x. đòn và cổ x. bả vai -> chỉ cố định x. đòn
  Gãy mỏm cùng vai và mỏm quạ -> chỉ cần cố định mỏm cùng

6.      CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BẢ VAI:

Khỏang 90% gãy xương bả vai có di lệch không nhiều nên có thể điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Gãy thân xương bả vai có thể bị cal xấu lệch nhưng cơ năng khớp vai thường không bị ảnh hưởng. Một số ít can xấu cấn vào thành ngực hoặc đâm ra dưới da thì có thể sửa chữa bằng cách đục bỏ can thừa.
Chỉ định điều trị phẫu thuật chỉ gồm các trường hợp sau đây:
  Gãy di lệch của bờ hoặc đáy ổ chảo
  Gãy di lệch của cổ ổ chảo (glenoid neck)
Biến dạng phức hợp treo phía trên khớp vai ( SSSC: Superior Shoulder Suspensory Complex)

Ø  GÃY THÂN VÀ GAI XƯƠNG BẢ VAI
  
  50% gãy tập trung ở thân và gai vai
  Gãy do bong chỗ bám gân cơ và dây chằng cũng hay xảy ra do cơ chế gián tiếp và cả cơ chế trực tiếp
  Thường loại gãy này ít có chỉ định phẫu thuật vì lý do
Ø  Xương mỏng khó kết xương bằng dụng cụ
Không mổ thì xương vẫn lành và cơ năng vẫn tốt

7. ĐƯỜNG MỔ PHÍA SAU XƯƠNG BẢ VAI

          Phía sau xương bả vai, bên dưới gai vai có bó mạch thần kinh trên vai đến chi phối và nằm trong cơ dưới gai. Ngoài ra có bó mạch thần kinh nách có một số nhánh nhỏ nằm trong cơ tròn nhỏ. Do đó khi phẫu thuật sau xương bả vai thì phần mềm cần bóc tách phải đi giữa vách liên cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ.

8. ĐƯỜNG MỔ PHÍA TRƯỚC 


Đường rạch da cắt cơ delta doc gai vai và xương đòn. Mở bao khớp trước hoặc sau để vào bờ trước hoặc bờ sao ổ chảo

9. CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾT XƯƠNG XƯƠNG BẢ VAI

KẾT XƯƠNG Ổ CHẢO



KẾT XƯƠNG CỔ XƯƠNG BẢ VAI:



XỬ TRÍ GÃY MỎM QUẠ



TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.      James J. Davidson MD (2012), Scapular Fractures, Wheeless' Textbook of Orthopaedics, Original Text by Clifford R. Wheeless, III, MD

2.      Canale & Beaty (2008), Surgical approach, Campbell's Operative Orthopaedics, 11th ed.

3.      Thomas P Goss, MD (2011), Scapula Fracture, Medscape reference orthopaedics

4.      Scapular fracture, From Wikipedia, the free encyclopedia, last modified on 31 January 2012 


Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

1.Định nghĩa:
 Hội chứng chèn ép khoang là sự tăng áp lực áp lực quá mức tích tụ bên trong một không gian khép kín bên trong cơ thể. Nguyên nhân thường do chảy máu hoặc phù nề sau chấn thương . Áp lực cao trong khoang kín đó gây cản trở dòng chảy của máu đến và đi từ các mô bị ảnh hưởng dẫn đến không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ và dây thần kinh. Đây có thể là một trường hợp cấp cứu, cần phải phẫu thuật để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn.
– Mức độ nghiêm trọng của hội chứng khoang có thể được chia thành hội chứng khoang cấp tính , bán cấp và mạn tính.
– Cơ ở cẳng tay, cẳng chân và các phần khác của cơ thể được ngăn cách bởi các các mô xơ thành các khoang là các cân mạc, cân mạc không thể co giãn để thích ứng với sưng phù. Nếu không chữa trị dưới áp lực lâu dài, cơ và thần kinh sẽ bị tổn thương và cuối cùng không thể phục hồi lại được

2.Bệnh học:


[​IMG]

[​IMG]

– Cơ được chứa trong khoang, dải mô sợi hoặc cân mạc. Vì chấn thương, áp lực có thể tăng trong ngăn do sưng phù, tích tụ dịch viêm hoặc chảy máu. Áp lực trong khoang bình thường vào khoảng 0-15 mmHg. Nếu áp suất trong khoang tăng (thường là lớn hơn khoảng 30 – 45mmHg) hầu hết bệnh nhân phát triển hội chứng chèn ép khoang. Khi áp lực trong khoang cao, máu không thể lưu thông đến cơ và dây thần kinh để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Các triệu chứng như đau và sưng sẽ xảy ra.

[​IMG]

– Khi các tế bào cơ mất máu và thiếu oxy, chúng sẽ sử dụng con đường trao đổi chất kỵ khí và bắt đầu chết. Nếu tình trạng này không được điều trị, toàn bộ cơ trong khoang sẽ chết và teo lại. Tương tự như vậy , các tế bào thần kinh bị tổn thương còn có thể gây tê và yếu các cấu trúc bên ngoài vùng chấn thương. Nếu nhiễm trùng hoặc hoại tử phát triển có thể cần phải phẫu thuật đoạn chi để phòng ngừa tử vong.

3. Nguyên nhân
:


[​IMG]


– Hội chứng khoang cấp tính là thường gặp nhất. Khoảng ba phần tư trường hợp, hội chứng chèn ép cấp là do bị gãy chân hoặc cánh tay. Hội chứng khoang cấp tính phát triển nhanh chóng trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày .

– Hội chứng khoang có thể phát triển do áp lực từ chảy máu hoặc phù nề. Hoặc cũng có thể xảy ra sau đó, như là kết quả của việc điều trị gãy xương ( chẳng hạn như sau phẫu thuật )

– Hội chứng chèn ép khoang cấp cũng có thể xảy ra sau chấn thương mà không bị gãy xương, như:
· Chấn thương do đè ép, đụng giập
· Bỏng
· Băng bó quá chặt
· Đè ép một chi lâu do bất tỉnh, phẫu thuật
· Phẫu thuật mạch máu của một cánh tay hoặc chân
· Tái tưới máu sau 1 thời gian dài thiếu máu nuôi
· Huyết khối thuyên tắc trong mạch máu ở một cánh tay hoặc chân
· Dùng steroid

– Một dạng nữa là hội chứng chèn ép khoang mãn tính, phát triển theo nhiều ngày hoặc vài tuần, nó có thể gây ra do thường xuyên tập thể dục mạnh. Thông thường , các triệu chứng ở chân thấy ở người chạy bộ hoặc đạp xe và ở cánh tay của người bơi lội. Triệu chứng sẽ giảm khi nghỉ ngơi và rất ít khi phát triển thành tình huống đe dọa cấp tính.

– Hội chứng chén ép khoang ở bụng hầu như luôn luôn phát triển sau chấn thương nặng , phẫu thuật, hoặc bệnh ác tính. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng khoang bụng bao gồm:
· Chấn thương, đặc biệt là khi có sốc
· Phẫu thuật bụng , đặc biệt là ghép gan
· Bỏng
· Nhiễm trùng ( nhiễm trùng gây viêm khắp cơ thể )
· Cổ chướng nặng hoặc chảy máu ổ bụng

Khi áp lực trong khoang bụng tăng lên, lưu lượng máu đến và đi từ các cơ quan giảm. Gan, ruột, thận và các cơ quan khác có thể tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn.

4. Triệu chứng:


[​IMG]
5P:
· Pain – Đau thường xuất hiện sớm và gặp ở hầu hết các trường hợp, đau sâu , liên tục, và kém khu trú . Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn và không đáp ứng với giảm đau gồm cả morphine .
· Paresthesia-Dị cảm ( cảm giác bị thay đổi) ở da của khoang bị ảnh hưởng là một dấu hiệu điển hình.
· Paralysis-Tê liệt chân tay thường là trong trường hợp muộn. Một số bệnh nhân còn thấy rằng bàn chân và thậm chí cả chân không còn hoạt động. Điều này là do hội chứng chèn ép khoang ngăn chặn lưu lượng máu đến nuôi phần còn lại của chân .
· Pallor- da xanh xao, tím tái. Ngoài ra, da cũng có thể căng bóng sưng ,đôi khi có vết thâm tím rõ ràng bên ngoài
· Poikilothermia- không có khả năng kiểm soát nhiệt độ, vùng bị tổn thương có nhiệt độ ấm hơn so với cùng vị trí bên đối diện
Một vài tác giả thêm vào Pulselessness-Mất mạch hiếm khi xảy ra bởi vì áp lực gây ra hội chứng khoang thường dưới áp lực động mạch và mạch thì chỉ bị ảnh hưởng nếu các động mạch chạy trong khoang .

Nhưng chỉ cần có triệu chứng đau và sự thay đổi trong cảm giác ( parathesia ) có thể chẩn đoán hội chứng chén ép khoang tiến triển.

[​IMG]


Các triệu chứng của hội chứng chèn ép khoang mãn gồm đau, tê hoặc chuột rút ở cơ bị ảnh hưởng trong vòng nửa giờ đồng hồ bắt đầu tập thể dục. Các triệu chứng thường mất khi ngưng tập, và chức năng cơ bắp vẫn bình thường

5. Chẩn đoán:

– Đôi khi dựa vào loại, cơ chế chấn thương, triệu chứng,thăm khám lâm sàng cũng có thể chẩn đoán xác định hội chứng

– Xét nghiệm máu có thể được dùng để tìm dấu hiệu hủy cơ ( mức myoglobin, lactate ) và tổn thương thận.

– Chẩn đoán xác định hội chứng chèn ép khoang bằng cách đo áp lực trong khoang. Một kim tiêm vô trùng được gắn trực tiếp vào khoang cơ và gắn liền với một thiết bị theo dõi áp suất

[​IMG]

[​IMG]
[​IMG]


– Trong hội chứng chèn ép khoang bụng, máy đo áp lực có thể được đưa vào bàng quang qua đường tiểu.
– Hội chứng mãn tính có thể được chẩn đoán lâm sàng nhưng áp lực khoang có thể được đo trước và sau khi tập thể dục để xác định chẩn đoán

6. Điều trị:

[​IMG]
cắt cân mạc giải áp

1. Cấp:
- Hội chứng chèn ép khoang cấp tính là một cấp cứu cần phẫu thuật ngay lập tức, được biết đến như một thủ thuật cắt mạc giải áp, cho phép áp lực trở lại bình thường . Mặc dù chỉ có một khoang bị ảnh hưởng, thủ thuật thực hiện để giải phóng tất cả các khoang, 1 trường hợp cấp do sưng khoang do viêm và tắc động mạch. Giải nén của các dây thần kinh đi qua khoang có thể làm giảm bớt các triệu chứng.
- Định nghĩa: Hội chứng chèn ép khoang cấp tính: Chỉ hoàn cảnh tuần hoàn mao mạch trong 1 khoang kín giải phẫu bị thiểu năng do tăng áp lực trong khoang. Hậu quả có thể gây hoại tử cơ và TK ngoại biên do phù nề quá mức,co rút gân. Lưu thông máu ở trục mạch máu chính vẫn bình thường.
- Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh:
+ 4 nhóm chấn thương:
  • Làm hẹp thể tích khoang giải phẫu ( băng bột chặt, khâu cân căng…)
  • Làm tăng dung tích trong khoang ( chảy máu, phù nề..)
  • Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên. ( gãy xương chiếm 45% CEK cấp )
  • Nguyên nhân khác ( tư thế GP,)
+ Vòng xoáy bệnh lý :Sự tăng tăng thể tích các thành phần trong 1 khoang kín (do chảy
máu chẩy từ ổ gẫy vào trong các khoang, sự di lệch của đầu xương gãy, phù nề tổ
chức) gây ra sự tăng áp lực trong khoang, gây tác động trở lại chèn ép các tổ chức
trong khoang trong đó có mạch máu thần kinh.
+ Đầu tiên sự tăng áp lực khoang gây chèn ép tĩnh mạch –> ứ máu tĩnh mạch ở ngoại
vi –>tăng thấm dịch ra ngoài thành mạch –> áp lực khoang càng tăng cao –> chèn ép
động mạch –> thiếu máu nuôi dưỡng cấp tính gây hoại tử tổ chức, hoại tử chi.
- Chẩn đoán
* Thời gian chèn ép (CE):
– Trước 6h thì điều trị bảo tồn
– Sau 6h thì mổ rạch mở cân mạc

* Dọa CEK:
+ Đau tự nhiên, dữ dội, ngày càng tăng.
+ Đau tăng thêm khi kéo căng thụ động các cơ trong khoang bị CE xuất hiện sớm
+ Đau khi sờ mặt da cứng,căng bóng ở vùng khoang bị chèn ép

* CEK rõ rệt: xuất hiện lần lượt thêm
+ RL cảm giác
+ RL vận động.
Phải xác định sớm ngay các RL cảm giác, thì điều trị mới có hy vọng phục hồi hoàn
toàn. Khi có RL vận động là muộn, ít hy vọng phục hồi hoàn toàn.
Chú ý: 5 P trong CEK:

[​IMG]

TÓM LẠI:
+ CEK trong vòng 6h,đau -> điều trị bảo tồn
+ Nếu sớm những có dấu hiệu TK ( rối loạn cảm giác) thì mổ cấp cứu rạch mở cân mạc.
+ Nếu quá 6h, thì có chỉ định mổ tuyệt đối CC rạch mở cân mạc.
+ Các trường hợp BN là TE, hôn mê,…thì khó xác định lâm sàng chính xác. Chỉ có đo áp lực trong khoang là có giá trị.
- Cận lâm sàng:
+ Đo áp lực khoang: bình thường 0 mmHg. Tăng đến 20 là đe doạ và ≥ 30 mmHg là CEK
rõ và phải mổ giải áp.
+ Siêu âm Doppler cấp cứu (không bắt buộc khi lâm sàng rõ) : đánh giá tình trạng tuần
hoàn trung tâm và ngoại vi của chi tổn thương (rất hữu dụng khi có tổn thương mạch
máu đi kèm).
- Điều trị :
* Giai đoạn nghi ngờ:
+ Bỏ hết bột.
+ Gác cao chân hoặc kéo liên tục nhẹ (2-4 kg).
+ Phóng bế gốc chi Novocain 0,25% ( ngày 2 lần)
+ Dùng thuốc giảm nề ( vừa tiêm vừa uống)
* Khi đã CEK rõ:
+ Rạch mở cân cấp cứu.
+ Rạch mở bao cân, mở thông đến tận ổ gẫy giải thoát dịch, máu tụ, để giải thoát chèn ép, kiểm tra mạch máu, nắn chỉnh và cố định ổ gẫy.
+ Điều trị chống choáng CT sớm có kết quả, đều giúp dự phòng và điều trị CEK cấp
tính có hiệu quả.
Hội chứng chèn ép khoang chi dưới và đường rạch cân mạc giải áp

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]
[​IMG]


Hội chứng chèn ép khoang chi trên và đường rạch cân mạc giải áp

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]


2. Bán cấp:
Hội chứng khoang bán cấp,thường đòi hỏi phải điều trị phẫu thuật khẩn cấp tương tự như hội chứng buồng cấp.

3. Mãn
– Hội chứng chèn ép khoang mãn có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật . Điều trị bảo tồn bao gồm phần nghỉ ngơi, kháng viêm , và dẫn lưu giải áp. Nâng cao chi bị tổn thương là chống chỉ định , vì điều này dẫn đến giảm tưới máu mạch của khu vực bị ảnh hưởng. Lý tưởng nhất, các chi bị tổn thương nên được đặt ở mức độ trung tâm . Việc sử dụng các thiết bị tạo áp lực từ bên ngoài vào khu vực này , chẳng hạn như nẹp , bó bột , và băng vết thương quá chặt, cần phải tháo bỏ. Nếu triệu chứng không giảm có thể phẫu thuật , cắt mạc dưới da hoặc mở mạc. Nếu không điều trị , hội chứng chèn ép khoang mãn tính thể phát triển thành hội chứng cấp tính . Hyperbaric oxy có thể được coi như là một thuốc hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật để thúc đẩy chữa bệnh.
– Việc điều trị chính cho hội chứng khoang là phẫu thuật. Vết mổ được thực hiện trong các khoang cơ bị ảnh hưởng để giải nén . Giải nén này sẽ làm giảm áp lực trên mạch máu, mạch bạch huyết , và sẽ làm tăng lưu thông máu khắp cơ .

4. HC chèn ép khoang bụng
Phương pháp điều trị hội chứng chèn ép khoang bụng bao gồm các biện pháp hỗ trợ sự sống như thở máy , thuốc để hỗ trợ huyết áp ( thuốc co mạch ) , và phương pháp điều trị thay thế thận (như lọc máu) . Phẫu thuật để giảm áp lực ổ bụng trong hội chứng có thể là cần thiết.
hình: phẫu thuật giải áp bụng 
[​IMG]
[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]




Tham khảo:
Nguồn: http://yquan.vn/forums/threads/hoi-chung-chen-ep-khoang.195/
Abdominal Compartment Syndrome - LearnPICU
Compartment syndrome: MedlinePlus Medical Encyclopedia
http://www.mayoclinic.com/health/chronic-exertional-compartment-syndrome/DS00789
Compartment Syndrome -OrthoInfo - AAOS
Atlas of clinical anatomy 2nd edition - Frank Netter
Netter's Surgical Anatomy and Approaches 1st Edition

6 CHỮ « P » QUAN TRỌNG KHI THĂM KHÁM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN MẠCH MÁU

6 CHỮ «  P » QUAN TRỌNG KHI THĂM KHÁM
LÂM SÀNG BỆNH NHÂN MẠCH MÁU

1)     PRESSION : áp lực
-      Đo huyết áp tứ chi : là một động tác bắt buộc với tất cả các bệnh nhân mạch máu. Đo huyết áp tứ chi, so sánh từ đó có thể phát hiện tình trạng hẹp, tắc một động mạch nào đó. Chỉ số ABI (Ankle/Brachial systolic pression Index) là một chỉ số quan trọng chẩn đoán tình trạng động mạch hai chi dưới cũng dựa trên cơ sở đo áp lực động mạch.
-      Đo áp lực khoang cơ ( Pression intratissulaire) : thực tế ít áp dụng lâm sàng tuy nhiên là một chỉ số quan trọng để chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang (syndrome compression des loges), một hội chứng cấp cứu tối cấp rất quan trọng cần can thiệp ngoại khoa bằng mở cân mạc các khoang cơ (fasciotomy), xảy ra trong giai đoạn tái tưới máu (reperfussion) của các thiếu máu chi cấp tính có biến chứng hay hội chứng vùi lấp chấn thương, các gãy xương kín…. Khi áp lực khoang cơ >  15- 20 mmHg  lúc nghỉ ngơi có ý nghĩa chẩn đoán dương tính

2)     PULSE : mạch
Bắt mạch  tứ chi cũng là một kỹ thuật thăm khám bắt buộc với bệnh nhân mạch máu . Mất mạch tương ứng với tắc mạch , mạch vôi hóa  có thể sờ được tại vị trí ĐM cánh tay, các phình mạch, các rung miêu (thrill) mạch có thể sờ thấy với các thông động tĩnh mạch…Sự mất mạch đột ngột trên lâm sàng có so sánh với theo dõi trước đó sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chẩn đoán tắc mạch cấp tính.

3)     PAIN : đau
Cơn đau đầu chi, đau khập khiễng cách hồi gặp trong bệnh viêm tắc động mạch hai chi dưới. Đau liên tục cẳng, bàn ngón chân khi thiếu máu mạn tính  mất bù, nguy cơ đoạn chi. Đau cơ sâu, liên tục trong các tắc mạch cấp tính là một dấu hiệu nặng của hoại tử thần kinh-cơ không hồi phục, nguy cơ cắt cụt chi ( class ≥IIb-  The classification  of Joint Council of the Society for Vascular Surgery and the North American Chapter of the International Society for Cardiovascular Surgery). Cơn đau đầu chi tăng lên vào mùa lạnh, khi xúc động mạnh… hay gặp ở nữ giới trong hội chứng Raynaud. Đau khập khiễng cách hồi chi trên khi vận động gặp trong hẹp ĐM dưới đòn, ĐM nách hay Hội chứng đường thoát ngực ( Thoracic Outlet Syndroms). Đau kiểu nặng chi, căng cứng, vọp bẻ khi đứng lâu gặp trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới

4)     PALLOR : nhợt nhạt, xanh tái
Thay đổi màu sắc da hay gặp trong  huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tĩnh mạch chủ chậu.  Trong các tắc động mạch cấp tính thay đổi màu sắc và nhiệt độ da rất quan trọng :  giai đoạn đầu còn xanh tái sau đó chuyển sang trắng nhợt, giai đoạn muộn  có màu đỏ bầm chứng tỏ giai đoạn hoại tử chi. Trong các viêm tắc ĐM mãn tính chi dưới thường thay đổi màu da kèm loạn dưỡng, phù, các mảng da màu sắc không đều nhau…

 5)     PARESTHESIA : dị cảm
Hơn 50% các tắc  động mạch cấp có dị cảm trên da. Các triệu chứng kiểu tê rần, kiến bò, tăng cảm giác đau. Lưu ý rằng giai đoạn muộn ( ≥ gđ IIb) của tắc mạch cấp tính là mất cảm giác da nhưng có cơn đau cơ liên tục tương ứng đe dọa cắt cụt chi. Các tắc động mạch mạn tính , các suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới giai đoạn mất bù  cũng có các triệu chứng dị cảm tương tự

         6)     PARALYSIA : liệt
Giai đoạn IIb của tắc mạch cấp bệnh nhân đã có dấu hiệu liệt phần chi bị tắc mạch báo động giai đoạn thiếu máu không hội phục. Nếu phần chi thiếu máu không có dấu hiệu  tái vi mạch, có các nốt phỏng nước trên da, cơn đau sâu liên tục trong cơ và liệt (gđ III, thiếu máu gây tổn thương thần kinh –cơ không hồi phục) thì chỉ định cắt cụt chi là tuyệt đối. Cần giải thích rất kỹ cho bệnh nhân giai đoạn này, không có bất kỳ can thiệp y khoa nào có thể cải thiện tình hình ngoại trừ cắt cụt chi.