TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Gãy xương bả vai

GÃY XƯƠNG BẢ VAI

                                                                                   TS.BS. Nguyễn Vĩnh Thống

1.      ĐẠI CƯƠNG:
Xương bả vai được giữ cố định che phủ khá chắc chắn bởi gân, dây chằng và cơ nơi vị trí khá đặc biệt ở lồng ngực nên hiếm khi bị gãy do chấn thương.
Khi bị chấn thương gãy xương bả vai thì lực chấn thương phải đủ mạnh nên thường có tổn thương lồng ngực kèm theo. Triệu chứng của gãy xương bả vai cũng giống như các gãy xương khác. Tuy nhiên vì các tổn thương phối hợp khác có đe dọa sinh tồn và vì các dấu hiệu gãy xương bả vai có khi xuất hiện muộn sau vài ngày nên gãy xương bả vai hay bị bỏ quên và chẩn đoán muộn.

2.      DẤU HIỆU LÂM SÀNG:
Hạn chế vận động khớp vai. Thường dạng vai và xoay ngoài thì đau tăng lên.
Dấu hiệu tại chỗ như dấu bầm tím muộn, sưng nề mô mềm và điểm đau chói.
Đánh giá tình trạng thần kinh nách, quay trụ và giữa, và đánh giá cả mạch máu: động mạch cánh tay và động mạch quay.
Tuy nhiên các dấu hiệu gãy xương bả vai có thể bị che dấu bởi các tổn thương phối hợp lân cận khác.

3.      TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU:
Xương bả vai đươc che chở phía trước là các xương sườn của lồng ngực, phía sau bởi lớp cơ dày; ngoài ra do xương bả vai có thể di động được nên khi có lực tác động do chấn thương lên xương bả vai, lực sẽ bị phân tán và không bị hấp thu bởi xương. Do đó muốn gây ra gãy xương thì lực tác động phải khá mạnh.[4]
Các thành phần của xương bả vai như thân xương, gai xương, cổ xương và ổ chảo đều có thể bị gãy.
Tần suất gãy xương như sau:
  Gãy xương bả vai chiếm 1% gãy xương nói chung, 3% của chấn thương đai vai, 5% của CT khớp vai.
  Riêng xương bả vai, gãy thân và gai xương bả vai chiếm 50%, gãy cổ xương bả vai là 25%, gãy ổ chảo chỉ chiếm 10%, Gãy mỏm cùng là 8% và mỏm quạ 7%

4.      CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH:[1]
Chụp tư thế khớp vai thẳng, tư thế nghiêng của xương bả vai, và tư thế nách của khớp vai. Nếu có tổn thương liên quan giữa xương đòn và xương vai thì chụp vai tư thế thẳng với tay có mang tạ.
Chụp các tư thế chếch (oblique) khi cần thiết
Chụp X-quang phổi thẳng để loại trừ tổn thương phổi kết hợp
Chụp cắt lớp vi tính với lát cắt 2-3 mm


5.      PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG:

      5.1. GÃY Ổ CHẢO

Ia: gãy bờ trước
Ib: Gãy bờ sau

Loại II: Gãy ngang ổ chảo và bờ ngoài xương bả vai
Loại III: gãy ngang ổ chảo và bờ trên xương bả vai
Loại IV: gãy ngang ổ chảo và bờ trong xương bả vai
Loại V : Gãy phức tạp
 -Va: gãy kết hợp loại II & IV
 -Vb: gãy kết hợp loại III & IV
 -Vc : gãy kết hợp loại II & III
     Loại VI : gãy ổ chảo nhiều mảnh

     5.2. GÃY CỔ XƯƠNG BẢ VAI 

Loại 1 : Gãy ít di lệch

Loại 2 : Gãy di lệch sang bên hơn 1cm

Loại 3 : Gãy có di lệch gập góc >40°

5.3. PHỨC HỢP TREO TRÊN VAI 
( SUPERIOR SHOULDER SUSPENSARY COMPLEX )



“Phức hợp treo trên vai” gồm:
1.      Mỏm ổ chảo
2.      Mỏm quạ
3.      Dây chằng quạ đòn
4.      Đầu ngoài x. đòn
5.      Khớp cùng đòn
6.      Mỏm cùng
q Trụ chống trên là 1/3 giữa x. đòn.
Trụ chống dưới là thân x. bả vai


Điều trị các tổn thương của “Phức hợp”
  Nếu tổn thương>2 vị trí của “phức hợp” thì có chỉ định mổ.
  Thường chỉ cần cố định 1 chỗ tổn thương, vị trí còn lại sẽ được nắn chỉnh gián tiếp
  Herscosvici: gãy x. đòn và cổ x. bả vai -> chỉ cố định x. đòn
  Gãy mỏm cùng vai và mỏm quạ -> chỉ cần cố định mỏm cùng

6.      CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BẢ VAI:

Khỏang 90% gãy xương bả vai có di lệch không nhiều nên có thể điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Gãy thân xương bả vai có thể bị cal xấu lệch nhưng cơ năng khớp vai thường không bị ảnh hưởng. Một số ít can xấu cấn vào thành ngực hoặc đâm ra dưới da thì có thể sửa chữa bằng cách đục bỏ can thừa.
Chỉ định điều trị phẫu thuật chỉ gồm các trường hợp sau đây:
  Gãy di lệch của bờ hoặc đáy ổ chảo
  Gãy di lệch của cổ ổ chảo (glenoid neck)
Biến dạng phức hợp treo phía trên khớp vai ( SSSC: Superior Shoulder Suspensory Complex)

Ø  GÃY THÂN VÀ GAI XƯƠNG BẢ VAI
  
  50% gãy tập trung ở thân và gai vai
  Gãy do bong chỗ bám gân cơ và dây chằng cũng hay xảy ra do cơ chế gián tiếp và cả cơ chế trực tiếp
  Thường loại gãy này ít có chỉ định phẫu thuật vì lý do
Ø  Xương mỏng khó kết xương bằng dụng cụ
Không mổ thì xương vẫn lành và cơ năng vẫn tốt

7. ĐƯỜNG MỔ PHÍA SAU XƯƠNG BẢ VAI

          Phía sau xương bả vai, bên dưới gai vai có bó mạch thần kinh trên vai đến chi phối và nằm trong cơ dưới gai. Ngoài ra có bó mạch thần kinh nách có một số nhánh nhỏ nằm trong cơ tròn nhỏ. Do đó khi phẫu thuật sau xương bả vai thì phần mềm cần bóc tách phải đi giữa vách liên cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ.

8. ĐƯỜNG MỔ PHÍA TRƯỚC 


Đường rạch da cắt cơ delta doc gai vai và xương đòn. Mở bao khớp trước hoặc sau để vào bờ trước hoặc bờ sao ổ chảo

9. CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾT XƯƠNG XƯƠNG BẢ VAI

KẾT XƯƠNG Ổ CHẢO



KẾT XƯƠNG CỔ XƯƠNG BẢ VAI:



XỬ TRÍ GÃY MỎM QUẠ



TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.      James J. Davidson MD (2012), Scapular Fractures, Wheeless' Textbook of Orthopaedics, Original Text by Clifford R. Wheeless, III, MD

2.      Canale & Beaty (2008), Surgical approach, Campbell's Operative Orthopaedics, 11th ed.

3.      Thomas P Goss, MD (2011), Scapula Fracture, Medscape reference orthopaedics

4.      Scapular fracture, From Wikipedia, the free encyclopedia, last modified on 31 January 2012 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét