TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

NANG HOẠT DỊCH VÙNG CỔ TAY

I. Đặc điểm
  U bao hoạt dịch là một bệnh lành tính, không viêm, không đau ngoại trừ trường hợp u quá lớn ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp
Bọc hoạt dịch cổ tay xuất phát từ bao khớp hay bao gân. Nó có thể tìm thấy ở nhiều vị trí khác nhau trên cổ tay, mặt lòng hay mặt lưng, bên quay hay bên trụ.
  Thông thường ở mặt lưng cổ tay. Bệnh nhân phát hiện khi gấp tối đa cổ tay và thấy lồi lên ngay đỉnh cao của cổ tay.
  Những khối này không đau và biến mất khi duỗi thẳng cổ tay nếu kích thước nhỏ hơn 2cm. Một số khác có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì đặc biệt.
II. Nguyên nhân
Chưa biết chính xác được nguyên nhân hình thành nang nang hoạt dịch.
  • Dãn bao khớp do những chấn động lập đi lập lại ở những người làm nội trợ.
  • Chấn thương bong gân cổ tay cũ đã được một số tác giả ghi nhận về tiền sử chấn thương cổ tay.
III. Triệu chứng
Bướu vùng cổ tay:
+ Thông thường không đau. Nếu đau có nghĩa nó gây chèn ép các dây thần kinh cảm giác xung quanh
+ Kích thước không phải là nguyên nhân gây đau vì có những nang nhỏ lại đau nhiều hơn các khối lớn. Có những nang nhỏ không làm chồi da nhưng gây đau. Những trường hợp này thường khó chẩn đoán và thường bị điều trị nhầm như một viêm khớp.
IV. Chẩn đoán
Nang hoạt dịch với đặc tính thường có triệu chứng:
+ Không đau.
+ Kích thuớc thay đổi theo tư thế cổ tay.
+ Không thay đổi sau một thời gian dài.
Để kiểm tra kỹ hơn, có thể dùng đèn pin dạng cây viết chiếu vào khối nang hoạt dịch sẽ thấy được ánh sáng xuyên thấu qua nang, nhằm loại trừ các trường hợp u không phải dạng nang, u đặc.
Cận lâm sàng:
Xquang: loại trừ u xương.
Siêu âm: phân biệt với các khôi u phần mềm khác như bướu mỡ, bướu bã.
MRI: Với những nang nhỏ không sờ thấy hay nhìn thấy được
V. Điều trị

* Theo dõi: Những nang không gây phiền phức gì cho người bệnh thì chỉ theo dõi mà không xử trí gì cả
* Bất động
Cử động khớp nhiều có thể làm tăng kích thước của nang bao hoạt dịch nên có thể dùng nẹp cổ tay để hạn chế sự vận động và giúp giảm đau đối với những ca gây chèn ép thần kinh lân cận.
* Thoát dịch:
Nếu nang bị đau hay hạn chế vận động do kích thước lớn thì có thể chọc hút dịch trong nang ra. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao Vì thế giải pháp phẫu thuật sẽ được xem xét.
* Phẫu thuật
Cắt bỏ bọc hoạt dịch và khâu lại phần cuống thông với khớp.
Cố định khớp cổ tay 2 – 3 tuần.
U bao hoạt dịch có đặc điểm là rất hay tái phát sau điều trị phẫu thuật, vì không lấy hết chân, buộc cổ bao không kín, vận động khớp quá sớm sau mổ, cố định khớp chưa đủ thời gian.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

VẾT THƯƠNG DƯƠNG VẬT

I.      NGUYÊN NHÂN
1.  VẾT THƯƠNG DO HỎA KHÍ
Thường là các vết thương phối hợp với thương tổn rất nặng ở các tạng khác cần được xử trí ưu tiên để cứu sống tính mạng còn vết thương dương vật được xử trí sau cùng
Thường gặp ở bình chủng nhảy dù. Khi rơi xuống va đập vào các vật nhọn cứng dưới mặt đất như ngọn cây, chông tre… hỏa khí do mìn hoặc đạn văng từ dưới đất lên.
2.  DO CHÓ CẮN, LỢN CẮN
Tập tục người việt nam thường hay xi trẻ con ỉa đái trong nhà. Chó luẩn quẩn bên cạnh rồi bất thần nhảy lên đớp nhầm vào dương vật
Khi thiến lợn thường dốc ngược đầu xuống kẹp ở hai đùi. Khi thiến lợn đạu, giãy dụa cắn lung tung rồi cắn vào dương vật
3.  BỊ NGƯỜI KHÁC CẮT BẰNG DAO DO THÙ HẬN, GHEN TUÔNG
Là nguyên nhân thường hay gặp nhất. Trường hợp này dương vạt thường đứt lìa hoàn toàn
4.  TAI NẠN
II.   GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Lần lượt từ nhẹ tới nặng gồm có
1.  Lóc da dương vật từng phần hoặc toàn phần như lột vỏ chuối. Tinh hoàn, vật hang, vật xốp không bị tổn thương
2.  Hoại tử toàn bộ da dương vật chỗ chít hẹp như buộc garo. Vật hang, vật xốp bình thường.
3.  Hoại tử vòng quanh dương vật, ăn sâu vào vật hang và vật xốp.
4.  Vết cắn hoặc giập nát từng phần hoặc toàn phần vật hang và vật xốp. Niệu đạo bình thường.
5.  Cắt đứt hoặc giập vỡ hoàn toàn rời hẳn một đoạn dương vật. Niệu đạo cũng bị đứt rời.
6.  Mất hoàn toàn dương vật cả vùng bìu trong đó mất cả 2 tình hoàn
Cũng cần lưu ý vết thương tới sớm hay muộn, vết thương sạch hay bẩn lẫn nhiều dị vật.
III.  CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định thường dễ với dấu hiệu đau tại chỗ và thăm khám lâm sàng kĩ lưỡng để đánh giá mức độ thương tổn.bệnh nhân có thể bí đái hoàn toàn hay không hoàn toàn
Chẩn đoán thương tổn phối hợp phải được chú trọng đặc biệt ở trực tràng, bàng quang hay vết thương thấu bụng gây thương tổn các tạng trong phúc mạc.
IV.  ĐIỀU TRỊ
1.     Trường hợp lóc da đơn thuần
Cắt lọc sạch sẽ cá lớp tổ chức dưới da và tổ chức dập nát. Cố giữ những vạt da còn dính lại.
Cầm máu tốt bằng dao điện trên phần vật hang và vật xốp bị lột trần
Khâu phục hồi những lớp da bị lột để che phủ lại vật hang và vật xốp. Nếu thiếu da thì ghép da bìu
Khâu da thì 2 ở những lớp da bị hoại tử
Chuyển dòng nước tiểu tạm thời để sự liền da được tốt
2.     Bị chít thắt gốc dương vật do vòng kim loại
Dẫn lưu bàng quang hoặc chọc dẫn lưu bàng quang qua da cần làm ngay nếu bệnh nhân không đái được.
Dùng mọi cách cắt bỏ vòng kim loại. Động tác này rất khó khăn vì dương vật cương to và phù nề, vòng kim loại sẽ lún sâu xuống dưới lớp da, điểm tựa giữ vòng kim loại không có khi cắt.
Nếu dùng cưa phải vừa cưa vừa tưới nước để tránh bỏng do nhiệt độ vòng kim loại tăng lên
3.     Dương vật bị cắt cụt hoàn toàn tới sớm
Đoạn dương vật bị cắt hoàn toàn nhưng vẫn còn dính vào một vạt da hoặc bị cắt đứt toàn bộ rời hẳn ra ngoài và bệnh nhân mang theo đoạn bị cắt. Trong trường hợp này cần nối lại dương vật theo trình tự
-         Cắt xén hết sức gọn gàng 2 đầu mỏm cắt
-         Bộc lộ 2 đầu niệu đạo bị cắt. Khâu phục hồi niệu đạo bằng các mũi khâu riêng. Dùng chỉ tiêu chậm vicryl 4.0
-         Cầm máu vật hang bằng mũi khâu vắt, tỉ mỉ như khâu mạch máu, lớp vỏ vật hang để áp chặt khẩu kính của 2 mỏm cắt lại với nhau
-         Cầm máu vật xốp quanh niệu đạo bằng mũi khâu vắt cẩn thận phủ quanh niệu đạo
-         Cầm máu thêm trên bề mặt vật hang và vật xốp ở những chỗ rỉ máu
-         Cố gắng nối lại động tĩnh mạch lưng dương vật
-         Khâu da vòng tròn bằng các mũi khâu riêng
-         Dẫn lưu bàng quang
-         Đặt ống sonde foley có tác dụng khuôn cho việc liền sẹo niệu đạo vì trong trường hợp này niệu đạo rất dễ hẹp lại
Do việc tưới máu vùng này rất phong phú nên két quả thường rất tốt bieur hiện bệnh nhân vẫn đi đái được và sau đó vẫn giao hợp được.
4.     Dương vật bị cắt cụt hoàn toàn tới muộn
Cần làm mỏm cụt dương vật.
-         Cắt lọc mỏm cụt cho sạch sẽ
-         Khâu cầm máu mỏm cụt
-         Niệu đạo bị cắt cụt thường co tụt vào phía trong. Cần bộc lộ dài đoạn mỏm cắt niệu đạo rồi khâu lộn đầu niệu đạo bị cắt ra ngoài da. Nếu không làm kĩ đầu niệu đạo sẽ tụt vào gây chít hẹp dần dần
-         Chuyển dòng nước tiểu tạm thời cho tới khi mỏm cụt liền sẹo.
5.     Kiểm tra và phẫu thuật cùng bìu- tinh hoàn
Vết thương dương vật thường phối hợp với vết thương bìu- tinh hoàn.
Thăm dò tinh hoàn:
Nếu tinh hoàn vỡ gọn: cố gắng khâu cầm máu vỏ bao tinh hoàn, lấy hết máu cục, khâu da
Nếu giập vỡ 1 phần, cũng chỉ nên cắt bỏ những phần dập nát sau đó khâu kĩ vỏ bao tinh hoàn
Trường hợp tinh hoàn giập nát hoàn toàn thì phải cắt bỏ tinh hoàn. Trường hợp tinh hoàn tím đen, bầm dập thì phải cắt bỏ
Với vết thương vùng bìu phải mở thăm dò và xử trí tùy theo thương tổn. Với vết thương muộn cần dẫn lưu và điều trị kháng sinh.


Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

LAO THẬN

I. ĐẠI CƯƠNG
Lao thận thường gặp sau lao phổi và là loại lao thứ phát. Lao thận tiến triển âm thầm nhưng đòi hỏi chẩn đoán sớm thì điều trị mới có kết quả. Việc điều trị lại cần kiên trì tích cực. Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) từ phổi hoặc các ổ nhiễm lao khác của cơ thể theo đường máu tới hệ tiết niệu sinh dục, mà trước nhất là thận

II. SINH BỆNH HỌC
Lao thận là loại bệnh hay gặp. Thường gặp lao thận ở người trẻ tuổi, từ 20 tới 40 tuổi. nhưng dưới 20 tuổi cũng có, ở tuổi 50 hoặc già hơn cũng gặp. cả nam và nữ đều bị như nhau. Trực khuẩn lao đến thận chủ yếu theo đường máu, nhưng cũng có thể bằng đường bạch huyết hoặc đường nước tiểu ngược dòng. Khi trực khuẩn lao xâm nhập vào thận thì nhu mô lành ở thận bắt đầu hủy hoại
Mụn lao có thể chỉ khu trú ở thận, sau đó xơ hóa rồi khỏi hẳn nếu trực khuẩn lao ít và độc tính yếu
Nhưng nếu trực khuẩn lao nhiều kèm độc tính mạnh thì mụn lao có thể lan tới các ống thận, đài thận rồi bể thận. mủ lao và vi khuẩn có thể vào nước tiểu. lúc ày triệu chứng lâm sàng mới biểu hiện rõ.

III. GIẢI PHẪU BỆNH
Một thận bị lao có hình dáng khác nhau, tùy các tổn thương mới hay cũ, tùy theo sự khu trú đầu tiên và tình trạng niệu quản
Về đại thể, thận to ra, có bướu xấu sùi, thận thì chỗ đỏ, chỗ lại vàng. Nắn thận thì thấy có điểm bình thường, có điểm mềm, điểm khác lại rắn. mở thận ra thấy có những bọc chứa mủ hoặc chất như mủ
Về vi thể những túi trong nhu mô thận nói trên, đó là những hang lao thực sự, cái thì đang tiến triển, cái thì đang thành sẹo. thành của các túi đang tiến triển gồm 3 lớp: trong cùng máu trắng đục là bã đậu. lớp giữa là hang lao đang thoái hóa. Lớp ngoài bị thâm nhiễm bởi các tế bào tròn.
Sau khi thận bị nhiễm lao, đến lượt bể thận niệu quản cũng bị nhiễm lao rất nhanh. Bể thận tăng thể tích giãn ra  nhưng niệu quản lại dày lên, lòng bé lại nên có thể bị tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn ở một số điểm. kết quả là niệu quản có những đoạn hẹp xen kẽ với những đoạn phình ra. Về bàng quang thì thường hiện diện trong 80% trường hợp lao thận.

IV. TRIỆU CHỨNG
Lao thận thường tiến triển chậm, tới khi bệnh nhân nhận biết được thì đã qua 1 thời gian mắc bệnh dài
1.   1. TRIỆU CHỨNG
-        Hội chứng bàng quang: thường hay gặp, niêm mạc bàng quang bị viêm cấp, lở loét  biểu hiện đái nhiều lần, đái khó, đái buốt, đái máu ( máu này có thể từ trên thận phối hợp)
-        Tam chứng (triade): đái nhiều, đái khó và đái ra máu
-        Đau tức mạn sườn, tầng sinh môn, hố thắt lưng, âm hộ, đùi
-        Triệu chứng của viêm thận bể thận, thận ứ mủ do bội nhiễm
-        Viêm mào tinh hoàn
-        Biểu hiện của suy thận 
2.    2. CẬN LÂM SÀNG
a, Xét nghiệm nước tiểu: tìm trực khuẩn Koch là xét nghiệm chính để chẩn đoán lao
Nếu trên lâm sàng có biểu hiện gợi ý lao nhưng nuôi cấy không thấy vi khuẩn lao thì cần nuôi cấy nhiều lần nước tiểu vào buổi sáng
b, X-quang: trước hết cần kiểm tra phim phổi, sau đó tới chụp hệ tiết niệu- sinh dục
Trên phim KUB: hình bóng thận giãn lớn, bơ thận và bờ ngoài cơ đáy chậu không rõ do viêm mủ quanh thận ổ lao vôi hóa. Có khi thấy hình ảnh viêm xương cũ hoặc di chứng viêm màng phổi, lao phổi.
Trên UIV:
+Hình đại thận nham nhở, lở loét
+1 hoặc nhiều đài bị cắt cụt
+Đài thận giãn to do tắc nghẽn ở cổ, đài thận hay niệu quản
+Ổ áp xe thông với đại thận
+Thận câm do thận bị ứ mủ hoặc teo đi
V. BIẾN CHỨNG
a, áp xe quanh thận: do viêm mủ quanh thận hoặc do ổ áp xe vỡ ra ngoài thận nên khi chụp x quang sẽ làm mất hình ảnh bờ thận và cơ đáy chậu
b, sỏi thận: sỏi thường xuất hiện sau viêm nhiễm  thứ phát , trên x quang thấy hình ảnh sỏi nhu mô thận hay đài thận
c, suy thận: xảy ra do tắc nghẽn đường niệu, do nhu mô thận bị hủy hoại hay  do viêm thận kẽ.

VI. ĐIỀU TRỊ
Có 2 phương pháp dùng để điều trị lao thận: nội khoa và ngoại khoa. Trong đo, nội khoa là phương pháp chủ yếu
1.   1. Điều trị nội khoa

- Phải kiên trì, thời gian điều trị kéo dài 2 năm. Phải phối hợp giữa thuốc với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, bồi dưỡng
- Bổ sung sinh tố D và Calci
- Thuốc điều trị:
Cycloserin, PAS, INH
Cycloserin, ethambutol, INH
Rifamicin, ethambutol, INH
2.   2. Điều trị ngoại khoa
- Cắt bỏ thận và niệu quản: khi thận hỏng hoàn toàn
- Cắt bỏ một phần thận
- Nạo khoét ổ lao
- Mở thông hang lao, nạo sạch và đắp vào đó 1 mảnh có tẩm kháng sinh
- Phẫu thuật tạo hinh
3.   3. Chỉ định
Tùy theo giai đoạn tiến triển và mức độ tổn thương mà có chỉ định thích hợp. Cần cân nhắc cẩn thận:
-         Lao thận 1 bên:
Trường hợp tốt(có trực khuẩn lao trong nước tiểu nhưng xquang thận và niệu quản bình thường): điều trị nội khoa 18 tháng – 2 năm. Sau đó kiểm tra lại
Trường hợp xấu(thận ứ mủ, thận bị phá hủy hoàn toàn): cắt bỏ thận và niệu quản bên tổn thương nêu bên còn lại hoạt động tốt
Trường họp trung bình: theo dõi điều trị nội khoa và đánh giá
Nếu thận giãn, cần xác định vị trí tắc và giải quyết cho đường bài tiết thông suốt

-         Lao 2 thận: chỉ định điều trị dựa vào chức năng 2 thận
Chức năng 2 thận đều kém: chỉ điều trị nội khoa, tiên lượng xấu
Chức năng 2 thận khác nhau: cân nhắc cắt bên hỏng
Chức năng 2 thận đều tốt: điều trị nội khoa và theo dõi chu đáo
+ Nếu cắt thận rồi mà vẫn còn trực khuẩn Koch trong nước tiểu là có tổn thương thận còn lại
+ Tổn thương xơ hẹp bàng quang, niệu đạo, niêu quản có thể hủy hoại thận cho dù không có tổn thương lao tiến triển
+ Trường hợp viêm bàng quang kéo dài: cần tiếp tực điều trị nội khoa bơm thuốc vào bàng quang. Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột nếu bàng quang teo nhỏ
Hoặc cắt đơn thuần mép sau cổ bàng quang nếu trào ngược nước tiểu lên thận do xơ cổ bàng quang



Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU- DVT ( Deep Venous Thrombosis)

1. ĐẠI CƯƠNG
Huyết khối tắc tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh lý tim mạch đứng hàng thứ 3 sau hội chứng vành cấp và đột quỵ
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra do di truyền kết hợp với các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng đông. Bên cạnh đó, tổn thương thành mạch, ứ trệ tĩnh mạch và tăng hoạt hóa yếu tố tạo cục máu đông được mô tả đầu tiên bởi Rudolf.
* HKTMSCD đoạn xa: huyết khối ở vùng cẳng chân
* HKTMSCD đoạn gần: huyết khối ở vùng khoeo, đùi và chậu, thường gây thuyên tắc phổi hơn.
2. DỊCH TỂ HỌC
Tỷ lệ mắc HKTM mỗi năm thay đổi theo tuổi và giới. Thống kê ở Mỹ khoảng 71-117 trường hợp/100.000 dân và khoảng 1 triệu người mắc mỗi năm, trong đó 2/3 bệnh nhân nhập viện và 300.000 người tử vong. Khoảng 20% trường hợp liên quan đến ung thư và 50% liên quan ngoại khoa, chấn thương và bất động.
Ở phụ nữ mang thai, 90% trường hợp bị HKTMS ở chân (T) và vị trí tĩnh mạch chậu-đùi.

3. GIẢI PHẪU HỌC
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm 3 nhóm: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên.
Tĩnh mạch sâu là những tĩnh mạch đoạn gần bao gồm tĩnh mạch đùi chung, đùi sâu, đùi nông và tĩnh mạch khoeo. Các tĩnh mạch sâu thường đi kèm với động mạch.

Mạng lưới tĩnh mạch nông bao gồm tĩnh mạch ở đùi, cẳng chân và bàn chân. Những tĩnh mạch này gần với da và cơ thể nhìn thấy được. Tĩnh mạch nông bao gồm tĩnh mạch hiển lớn và bé. Tĩnh mạch hiển lớn bắt nguồn từ giữa mắt cá trong kéo dài suốt cẳng chân và đùi để nhập vào tĩnh mạch đùi chung ở háng. Tĩnh mạch hiển bé xuất phát từ phần bên của bàn chân đi lên mắt cá ngoài, kéo dọc vùng sau-bên cẳng chân và nối tĩnh mạch khoeo ở phần thấp của hố khoeo.
Tĩnh mạch xuyên nối tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông.

4. SINH BỆNH HỌC
Bệnh lý tĩnh mạch chủ yếu phát sinh từ quá trình bệnh lý dẫn đến hình thành huyết khối, thường kèm theo phản ứng viêm của thành mạch. Hình thành huyết khối phụ thuộc vào thrombin, được kích hoạt thông qua hoạt hóa quá trình đông máu. Sự gián đoạn của dòng chảy máu do huyết khối dẫn đến gia tăng áp lực tĩnh mạch và gây huyết khối tĩnh mạch sâu. Tổn thương van tĩnh mạch có thể xảy ra trước hoặc sau khi hình thành huyết khối, dẫn đến suy tĩnh mạch mạn tính, dãn tĩnh mạch và thay đổi da.

Yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu
Chung
 Tuổi lớn
 Bất động
 Hút thuốc lá
 Đi máy bay đường dài
Nội khoa
 Béo phì
 Tăng huyết áp
 Tiền sử thuyên tắc TM
 Ung thư
 Suy tim sung huyết
 COPD
 Máy tạo nhịp
 Liệt chi dưới do đột quỵ
 Giãn tĩnh mạch
Phụ nữ
 Thuốc ngừa thai
 Thai kỳ
 Hormon thay thế
Ngoại khoa
 Chấn thương
 Phẫu thuật chỉnh hình
 Thay khớp háng hoặc gối
 Gẫy khớp háng
 Nội soi khớp gối
 Ung thư

4.1. Cơ chế
Virchow’s mô tả 3 cơ chế hình thành huyết khối: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương thành mạchtình trạng tăng đông.
Tình trạng bất động kéo dài như liệt hoặc cố định chi dưới có thể dẫn đến ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối. Tổn thương thành mạch và nội mô dẫn đến phơi trần lớp dưới nội mô, hoạt hóa quá trình đông máu ngoại sinh. Tăng đông xuất hiện khi có hoạt hóa quá mức quá trình đông máu do di truyền hoặc mắc phải.

4.2. Yếu tố nguy cơ
Khoảng 50% trường hợp HKTMS là tự phát, trường hợp còn lại có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố liên quan (bảng 4.1).
Các bệnh lý thường gây HKTMS là tăng huyết áp (50%), phẫu thuật trong vòng 3 tháng (38%), bất động trong 30 ngày (34%), ung thư (32%) và béo phì (27%).
HKTMS là bệnh lý quan trọng bởi vì nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng (thuyên tắc phổi, HKTMS tái phát, suy tĩnh mạch, tăng áp phổi do huyết khối), cũng như ảnh hưởng tâm lý kéo dài.
HKTMS chi dưới đoạn gần (từ tĩnh mạch khoeo trở lên) có 50% nguy cơ gây thuyên tắc phổi nếu không điều trị và 25% đối với HKTMS vùng cẳng chân.

5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Lâm sàng
Triệu chứng chính ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu là đau và sưng chân. Triệu chứng đau không đặc hiệu, cảm giác đau âm ỉ hoặc căng tức vùng cẳng chân hay toàn bộ chân. Triệu chứng đau được mô tả chính xác vị trí đau hoặc liên quan đến mặt trước phần dưới chân thường không liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Đôi khi, triệu chứng đau dọc theo đường tĩnh mạch và sờ tĩnh mạch giống dây thừng.
Triệu chứng sưng thường một bên, xuất hiện ở phần dưới hoặc cổ chân. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác nặng ở vùng cẳng chân.
Khám có thể phát hiện triệu chứng phù và tăng cảm giác đau khi sờ dọc tĩnh mạch sâu. Chu vi vùng cẳng chân (dưới củ lồi xương chày 10cm) lớn hơn so với cẳng chân không bị huyết khối. Dấu hiệu Homans là  đau khi gấp mặt mu của bàn chân vào cẳng chân (khớp gối duỗi).
Huyết khối gây tắc rộng và hoàn toàn hệ thống tĩnh mạch sâu có thể gây thiếu máu mô, biểu hiện lâm sàng gồm đau nhiều, tím tái và sưng.
Lâm sàng huyết khối tĩnh mạch sâu thường không điển hình, chỉ khoảng 25% có biểu hiện điển hình huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, chúng ta cần đánh giá cẩn thận dấu hiệu, triệu chứng và yếu tố nguy cơ của HKTMS. Mô hình đánh giá lâm sàng Well’s giúp gợi ý chẩn đoán HKTMS
  Điểm số Well’s
Dấu hiệu lâm sàng
Điểm
Dấu hiệu lâm sàng
Điểm
 Ung thư đang hoạt động  ........  +1
 Yếu, liệt hoặc bất động chi dưới  ....... +1
 Nằm liệt giường >3 ngày hoặc phẫu thuật lớn trong vòng 4 tuần  . +1
 Đau khu trú dọc theo TM sâu .... +1
 Sưng toàn bộ chi dưới  ... .+1
 Bắp chân sưng hơn 3cm (đo dưới 10cm lồi củ xương chày)  ... +1
 Phù ấn lõm ở chân .. +1
 Nổi tĩnh mạch nông .. +1
 Tiền sử HKTMS .. +1
 Chẩn đoán khác nhiều khả năng hơn chẩn đoán HKTMS..... -2

Nguy cơ cao ≥ 3 điểm;
Nguy cơ trung bình: 1-2 điểm;
Nguy cơ thấp ≤0 điểm
Giá trị chẩn đoán: Có thể: ≥2 điểm;
Không nghĩ đến: ≤1 điểm

Chẩn đoán phân biệt: 
Bệnh lý
Đặc điểm giúp phân biệt
Xét nghiệm cần làm
Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào thường biểu hiện bằng sưng, nóng và đỏ ở chân bị bệnh. Diện tích tổn thương ở chân thường nhỏ hơn trong HKTMSCD nhưng triệu chứng thường nặng hơn
Vùng da bị tổn thương có giới hạn rõ hơn là trong HKTMSCD
Có thể thấy đường vào của vi trùng
Thường kèm sốt và tiền căn viêm mô tế bào trước đây
Cũng có thể xảy ra đồng thời với HKTMSCD
Bạch cầu thường tăng, > 10.000/mm3
Siêu âm mô mềm và siêu âm tĩnh mạch giúp chẩn đoán. Nếu có tụ dịch, khả năng bị apxe
Viêm tĩnh mạch nông do huyết khối
Có thể xảy ra tự phát hoặc biến chứng của tiêm truyền tĩnh mạch
Tĩnh mạch bị viêm trở nên đỏ tấy, sưng nề và nổi lên như một sợi dây thừng ở đùi hoặc cẳng chân
Siêu âm duplex được chỉ định khi tổn thương lan đến 1/3 giữa của đùi, phù chi quá nhiều hoặc chẩn đoán chưa rõ
Vỡ nang Baker
Là nang chứa dịch nằm ở cạnh trong hố khoeo, lành tính hoàn toàn
Có thể thông vào khớp gối, có thể kết hợp với thoái hóa sừng sau sụn chêm trong có hay không có kèm theo rách sụn chêm
Thường biểu hiện bằng đau đột ngột bắp chân
Siêu âm thấy dịch trong mô mềm bắp chân
Tụ máu trong cơ bắp chân
Đau bắp chân đột ngột, có thể có dấu bầm máu ở trên da
Nếu không do chấn thương, khả năng là do tụ máu bắp chân, rách cơ hoặc gân cơ bắp chân
Siêu âm tĩnh tĩnh mạch không thấy huyết khối. Siêu âm mô mềm nghĩ khả năng máu tụ
Khối u vùng chậu, đùi chèn ép tĩnh mạch
Thường gặp phù nhưng không có triệu chứng đau
Siêu âm tĩnh mạch, CT hoặc MRI bụng, chậu và đùi

5.2. Cận lâm sàng

5.2.1. Xét nghiệm D-dimer
D-dimer là xét nghiệm để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính (D-dimer âm tính có giá trị tiên đoán âm HKTMS khoảng 99%). Giá trị bình thường <500 ng/ml. Xét nghiệm D-dimer có độ đặc hiệu thấp (30-60%).
D-dimer có thể tăng trong một số trường hợp khác như nhiễm trùng, thai kỳ, chấn thương, phẫu thuật gần đây, xuất huyết và ung thư.

5.2.2. Siêu âm mạch máu
Siêu âm mạch máu Duplex: bao gồm (1) thăm dò sóng-mạch doppler, phân tích quang phổ và đo vận tốc dòng chảy, và (2) thấy hình ảnh huyết khối trực tiếp và đánh giá khả năng chịu nén của tĩnh mạch (bình thường # 2cm).
Siêu âm doppler tìm hiện tượng suy giảm của dòng máu hay dấu ấn của cục máu đông. Đây là công cụ giúp chẩn đoán HKTMS hiệu quả trên lâm sàng với độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.
5.2.3. Các xét nghiệm khác:
Chụp cắt lớp tĩnh mạch hoặc chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch.
Chụp mạch máu cản quang: là xét nghiệm xâm lấn và có giá trị tốt để chẩn đoán và loại trừ.

5.3. Biến chứng thuyên tắc phổi - Pulmonary Embolism (PE)
5.3.1. Lâm sàng
Thuyên tắc phổi (TTP) là biến chứng nặng thường gặp ở bệnh nhân HKTMS. Dấu chứng và triệu chứng của thuyên tắc phổi gồm khó thở, thở nhanh và đau ngực kiểu màng phổi. Dựa vào dấu chứng, triệu chứng và yếu tố nguy cơ để đánh giá nguy cơ mắc HKTMS.

 Đánh giá nguy cơ mắc HKTMS
Dấu chứng và triệu chứng lâm sàng HKTMS....+3
Ít khả năng bệnh khác ngoài thuyên tắc phổi......+3
Nhịp tim >100....+1,5
Bất động >3 ngày hoặc phẫu thuật trong tuần trước....+1,5
Tiền sử HKTMS hoặc TTP.........+1,5
Ho ra máu......+1
Điều trị hoặc di căn ung thư trong 6 tháng.....+1
 Nguy cơ cao ≥ 6 điểm; Nguy cơ trung bình: 2-6 điểm; Nguy cơ thấp <2 điểm

Phân tầng nguy cơ thuyên tắc phổi dựa vào 3 yếu tố chính: (1) biểu hiện lâm sàng,
(2) đánh giá chức năng và kích thước thất phải và (3) phân tích các chất chỉ điểm sinh học tim.

5.3.2. Cận lâm sàng
* Điện tâm đồ
Dấu hiệu đặc trưng là dạng S1Q3T3, nhưng thay đổi đoạn ST và T không đặc hiệu. Ngoài ra, điện tâm đồ có thể biểu hiện nhịp nhanh xoang, rung nhĩ và block nhánh phải.
Điện tâm đồ giúp loại trừ nguyên nhân khác như nhồi máu cơ tim cấp.
* X quang tim phổi
X quang chỉ biểu hiện bất thường khoảng trên 50% bệnh nhân thuyên tắc phổi, có thể gợi ý chẩn đoán TTP gồm:
- Giảm tưới máu khu trú (dấu Westermark)
- Tràn dịch màng phổi, xẹp phổi và đông đặc.
* Khí máu động mạch
Ở bệnh nhân TTP thường giảm PaO2 <80 mmHg. Tuy nhiên, PaO2 bình thường không thể loại trừ TTP.
* Siêu âm tim
Hơn 50% trường hợp TTP có huyết động ổn định không ghi nhận rối loạn chức năng thất phải. Dấu hiệu trên siêu âm của thuyên tắc phổi:
- Dãn thất phải (đường kính thất phải cuối tâm trương >30 mm hoặc tỷ lệ đường kính thất P/thất T >1 ở mặt cắt 4 buồng).
- Giảm động thất phải (ngoại trừ mỏm tim).
- Vận động bất thường vách liên thất.
- Hở van 3 lá.
- Dãn động mạch phổi, tăng áp động mạch phổi (độ chênh áp thất P/nhĩ P >35 mmHg).
- Mất dấu hiệu xẹp TMC dưới vào kỳ hít vào.
* CT xoắn ốc và cộng hƣởng từ
CT xoắn ốc rất hữu ích trong chẩn đoán thuyên tắc phổi, giúp phát hiện huyết khối ở ĐMP chính, ĐMP phải và trái (độ nhạy và độ đặc hiệu >90%).
Cộng hưởng từ có giá trị chẩn đoán cao và khả năng phát hiện đồng thời huyết khối tĩnh mạch sâu rất cao.
* Chụp động mạch phổi

Chụp ĐMP có cản quang là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Chụp động mạch phổi thường được sử dụng sau khi thông khí-tưới máu xạ khí phổi ở mức trung bình (không xác định hay loại trừ bệnh), CT xoắn ốc cũng không xác định được bệnh hoặc có nghịch lý giữa lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán.

6. ĐIỀU TRỊ

6.1. Kháng đông


        Chống đông toàn thân (systemic anticoagulation)
+ Đây là phương pháp điều trị cơ bản và kinh điển, phổ biến nhất, được phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
+ Sử dụng các thuốc chống đông, tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
+ Thường được chỉ định đơn thuần cho những trường hợp có nguy cơ thấp xảy ra biến chứng nhồi máu phổi, huyết khối buồng tim hoặc điều trị dự phòng tái phát.
+ Nhược điểm: không kiểm soát được nguy cơ nhồi máu phổi và tốc độ tiêu sợi huyết tái thông lòng mạch chậm. Sau thời gian điều trị liên tục 6 tháng, khả năng tiêu huyết khối, tái thông hoàn toàn có tỷ lệ là 21%, các con số tương ứng với tỷ lệ tái thông được > 50% và tái thông được < 50% đường kính lòng mạch là 41% và 28%. Có khoảng 7% các trường hợp huyết khối tiến triển tăng lên. Sau 1 năm, khoảng 50% các trường hợp vẫn còn huyết khối mạn tính bám thành trên siêu âm doppler. Trong nghiên cứu của Akesson, khi theo dõi trong 5 năm đã thấy rằng tỷ lệ ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và suy van tĩnh mạch sau điều trị chống đông toàn thân tương ứng là 95 và 90%.
6.1.1. Heparin
Heparin không phân đoạn được chỉ định ở bệnh nhân bị huyết khối vùng chậu-đùi hoặc rối loạn huyết động do thuyên tắc phổi. Giới hạn điều trị của Heparin là đạt mức aPTT từ 1,5-2,5.
Heparin không phân đoạn có thể dùng tiêm dưới da:
- Liều 5000 U tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 17500 U/12 giờ tiêm dưới da. Chỉnh liều heparin mỗi 6 giờ theo aPTT.
- Liều 333 U/kg tiêm dưới da, sau đó 250 U/kg/12 giờ tiêm dưới da và không cần theo dõi aPTT.
Heparin trọng lượng phân tử thấp và fondaparinux có hiệu quả kháng đông tốt so với heparin không phân đoạn.
Enoxaparin 1mg/kg/12 giờ hoặc 1,5 mg/kg/24 giờ ít nhất 5 ngày, hoặc kéo dài 7 ngày ở trường hợp huyết khối tắc rộng. Ngưng heparin khi INR trong mức điều trị ít nhất 2 ngày liên tiếp.
Fondaparinux là chất ức chế gián tiếp yếu tố Xa. Liều 2,5mg tiêm dưới da trong điều trị dự phòng HKTMS; liều 5mg, 7,5mg và 10mg (<50 kg, 50-100 kg và >100 kg) trong điều trị HKTMS hoặc TTP. Fondaparinux chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng (độ lọc cầu thận <30 ml/phút) và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
6.1.2. Kháng vitamin K
Thuốc kháng đông uống: sử dụng dẫn suất coumarin hoặc kháng vitamin K trong vòng 24-48 giờ khi bắt đầu heparin hoặc fondaparinux.
Liều khởi đầu: Acenocoumarol (Sintrom) 4mg hoặc Warfarin (Coumadin) 5mg. Duy trì INR đạt khoảng 2-3 hoặc 3-4 trong trường hợp HKTMS tái phát, thời gian sử dụng khoảng 3 tháng, hoặc 6-12 tháng nếu huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát và sử dụng kéo dài ở bệnh nhân nguy cơ cao như ung thư. Điều trị kháng vitamin K kéo dài sẽ có hiệu quả cao và giảm nguy cơ huyết khối tái phát >80%, nhưng lại gây nguy cơ xuất huyết nặng 1-12% mỗi năm.
Khi bệnh nhân đang ở trong tình trạng tạo huyết khối (HKTMS hay TTP) cần giai đoạn trùng lắp giữa heparin và kháng vitamin K trong điều trị. Nguyên do là trong giai đoạn đầu uống thuốc kháng vitamin K, nồng độ protein S và C sẽ giảm gây tăng sự tạo cục máu đông.

6.2. Biện pháp khác
 Phẫu thuật lấy huyết khối (SET: surgical embolectomy)
+ Lần đầu tiên được thực hiện bởi Fogarty và cộng sự vào năm 1966.
+ Kết hợp phẫu thuật bộc lộ tĩnh mạch đùi và đưa dụng cụ vào lấy huyết khối (balloon embolectomy).
+ Tỷ lệ tái thông hoàn toàn sau 6 tháng, 5 năm, 10 năm tương ứng là 76%, 78% và 84% so với điều trị chống đông toàn thân đơn thuần tương ứng là 35%, 50% và 41% (theo Plate G và cộng sự; J Vasc Surg 1984; 1:867–876).
+ Nhược điểm: là phương pháp phẫu thuật mạch máu có tính xâm nhập cao, nguy cơ gây tổn thương nội mạc và các van tĩnh mạch trong khi thực hiện thủ thuật là khá cao. Không thể phối hợp với điều trị chống đông toàn thân do nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật
Tiêu sợi huyết trực tiếp qua catheter (CDT: catheter directed thrombolytic)
                + Sử dụng một ống thông có nhiều lỗ bên (multiside hole infusion catheter) đưa vào nằm trong lòng mạch tương ứng vị trí cục huyết khối. Sau đó truyền liên tục 16-24h (overnight infusion) các chế phẩm tiêu sợi huyết qua ống thông này để làm tiêu sợi huyết trực tiếp tại chỗ. Phương pháp này có tác dụng tiêu huyết khối nhanh do tác động trực tiếp vào cục huyết khối, hạn chế được các biến chứng chảy máu do dùng thuốc tiêu sợi huyết toàn thân.
+ Một số chế phẩm được sử dụng bao gồm Urokinase (ImaRx Therapeutic, Tucson, AZ ), chế phẩm hoạt hóa plasminogen mô như Activase (Genentech, South San Francisco, CA), Retavase (PDL BioPharma, Fremont, CA), Tenecteplase (Genentech).
+ Theo hướng dẫn (guidelines) của Hội điện quang can thiệp quốc tế (SIR) thì bệnh nhân huyết khối TM sâu cần được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tạm thời qua da (retrievable IVC filter) để dự phòng nguy cơ nhồi máu động mạch phổi trước khi thực hiện các phương pháp can thiệp nói chung và CDT nói riêng.
+ Nhược điểm: thời gian thực hiện kỹ thuật kéo dài 24-72 giờ, đồng nghĩa với việc người bệnh phải được theo dõi liên tục tại đơn vị điều trị tích cực (ICU) để phát hiện và xử trí những biến chứng có thể xảy ra. Tỷ lệ chảy máu nội sọ khi dùng Urokinase đơn thuần và khi kết hợp với các chế phẩm hoạt hóa plasminogen tương ứng là 0.6% và 3%.
Lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới có thể giảm nguy cơ thuyên tắc phổi sớm ở bệnh nhân HKTMS đoạn gần, nhưng sau 2 năm hiệu quả không còn nữa và có nguy cơ bị HKTMS tái phát nhiều. Lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới sử dụng khi chống chỉ định thuốc kháng đông, biến chứng do kháng đông, thuyên tắc huyết khối tái phát mặc dù đang điều trị chống đông đầy đủ và bệnh nhân phẫu thuật lấy huyết khối phổi.
Vớ áp lực, tổn thương van tĩnh mạch do huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến tăng áp tĩnh mạch và phát triển hội chứng sau huyết khối gồm phù, thay đổi màu da (tăng nhiễm sắc tố, xơ mỡ da), đau và loét tĩnh mạch. Chỉ định mang vớ áp lực (30-40 mmHg) dưới gối khoảng thời gian 1-2 năm.