TỔNG QUAN TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  1. Giải phẫu khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan 1.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh khớp cùng đòn: Dây chằng cùng đòn (trước, sau, trên...

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

6 CHỮ « P » QUAN TRỌNG KHI THĂM KHÁM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN MẠCH MÁU

6 CHỮ «  P » QUAN TRỌNG KHI THĂM KHÁM
LÂM SÀNG BỆNH NHÂN MẠCH MÁU

1)     PRESSION : áp lực
-      Đo huyết áp tứ chi : là một động tác bắt buộc với tất cả các bệnh nhân mạch máu. Đo huyết áp tứ chi, so sánh từ đó có thể phát hiện tình trạng hẹp, tắc một động mạch nào đó. Chỉ số ABI (Ankle/Brachial systolic pression Index) là một chỉ số quan trọng chẩn đoán tình trạng động mạch hai chi dưới cũng dựa trên cơ sở đo áp lực động mạch.
-      Đo áp lực khoang cơ ( Pression intratissulaire) : thực tế ít áp dụng lâm sàng tuy nhiên là một chỉ số quan trọng để chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang (syndrome compression des loges), một hội chứng cấp cứu tối cấp rất quan trọng cần can thiệp ngoại khoa bằng mở cân mạc các khoang cơ (fasciotomy), xảy ra trong giai đoạn tái tưới máu (reperfussion) của các thiếu máu chi cấp tính có biến chứng hay hội chứng vùi lấp chấn thương, các gãy xương kín…. Khi áp lực khoang cơ >  15- 20 mmHg  lúc nghỉ ngơi có ý nghĩa chẩn đoán dương tính

2)     PULSE : mạch
Bắt mạch  tứ chi cũng là một kỹ thuật thăm khám bắt buộc với bệnh nhân mạch máu . Mất mạch tương ứng với tắc mạch , mạch vôi hóa  có thể sờ được tại vị trí ĐM cánh tay, các phình mạch, các rung miêu (thrill) mạch có thể sờ thấy với các thông động tĩnh mạch…Sự mất mạch đột ngột trên lâm sàng có so sánh với theo dõi trước đó sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chẩn đoán tắc mạch cấp tính.

3)     PAIN : đau
Cơn đau đầu chi, đau khập khiễng cách hồi gặp trong bệnh viêm tắc động mạch hai chi dưới. Đau liên tục cẳng, bàn ngón chân khi thiếu máu mạn tính  mất bù, nguy cơ đoạn chi. Đau cơ sâu, liên tục trong các tắc mạch cấp tính là một dấu hiệu nặng của hoại tử thần kinh-cơ không hồi phục, nguy cơ cắt cụt chi ( class ≥IIb-  The classification  of Joint Council of the Society for Vascular Surgery and the North American Chapter of the International Society for Cardiovascular Surgery). Cơn đau đầu chi tăng lên vào mùa lạnh, khi xúc động mạnh… hay gặp ở nữ giới trong hội chứng Raynaud. Đau khập khiễng cách hồi chi trên khi vận động gặp trong hẹp ĐM dưới đòn, ĐM nách hay Hội chứng đường thoát ngực ( Thoracic Outlet Syndroms). Đau kiểu nặng chi, căng cứng, vọp bẻ khi đứng lâu gặp trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới

4)     PALLOR : nhợt nhạt, xanh tái
Thay đổi màu sắc da hay gặp trong  huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tĩnh mạch chủ chậu.  Trong các tắc động mạch cấp tính thay đổi màu sắc và nhiệt độ da rất quan trọng :  giai đoạn đầu còn xanh tái sau đó chuyển sang trắng nhợt, giai đoạn muộn  có màu đỏ bầm chứng tỏ giai đoạn hoại tử chi. Trong các viêm tắc ĐM mãn tính chi dưới thường thay đổi màu da kèm loạn dưỡng, phù, các mảng da màu sắc không đều nhau…

 5)     PARESTHESIA : dị cảm
Hơn 50% các tắc  động mạch cấp có dị cảm trên da. Các triệu chứng kiểu tê rần, kiến bò, tăng cảm giác đau. Lưu ý rằng giai đoạn muộn ( ≥ gđ IIb) của tắc mạch cấp tính là mất cảm giác da nhưng có cơn đau cơ liên tục tương ứng đe dọa cắt cụt chi. Các tắc động mạch mạn tính , các suy giãn tĩnh mạch hai chi dưới giai đoạn mất bù  cũng có các triệu chứng dị cảm tương tự

         6)     PARALYSIA : liệt
Giai đoạn IIb của tắc mạch cấp bệnh nhân đã có dấu hiệu liệt phần chi bị tắc mạch báo động giai đoạn thiếu máu không hội phục. Nếu phần chi thiếu máu không có dấu hiệu  tái vi mạch, có các nốt phỏng nước trên da, cơn đau sâu liên tục trong cơ và liệt (gđ III, thiếu máu gây tổn thương thần kinh –cơ không hồi phục) thì chỉ định cắt cụt chi là tuyệt đối. Cần giải thích rất kỹ cho bệnh nhân giai đoạn này, không có bất kỳ can thiệp y khoa nào có thể cải thiện tình hình ngoại trừ cắt cụt chi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét