U
mỡ
Lipoma là khối u nội
sinh xảy ra do sự phát triển quá mức của các tế bào mỡ. Đây được xem là khối u
lành tính, tuy nhiên có thể phẫu thuật loại bỏ khi lipoma gây đau, biến chứng
hoặc gây ra các triệu chứng khác. Lipoma có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trên
cơ thể có sự hiện diện của các tế bào mỡ, tuy nhiên chúng có xu hướng xuất hiện
trên vai, ngực, thân, cổ, đùi và nách. Trong những trường hợp ít gặp hơn,
lipoma hình thành trong các cơ quan nội tạng, xương hoặc cơ bắp. Lipoma mềm và
có thể di chuyển nhẹ dưới da khi tác động. Chúng phát triển chậm trong khoảng
dài và thường đạt kích thước khoảng 2 - 3 cm. Một số trường hợp hợp khối lipoma
khổng lồ có thể phát triển đến hơn 10 cm.
I.
NGUYÊN NHÂN
Hiên chưa rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng trên. Nhiều nhà
khoa học nhận định rằng một số gia đình có gen di truyền có nhiều nguy cơ hình thành
lipoma hơn. Tình trạng này được gọi là lipomatosis gia đình tuy nhiên rất hiếm
gặp. Lipoma có tỉ lệ xuất hiện cao hơn ở những người có một số tình trạng bệnh
lý cụ thể chẳng hạn như:
- Hội chứng Gardner;
- Hội chứng Cowden;
- Bệnh Madelung;
- Adiposis dolorosa (U mỡ đau).
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng một số lipoma có thể là kết quả
của chấn thương gây tác động đáng kể đến một khu vực trên cơ thể.
II.
TRIỆU CHỨNG
Khối lipoma mềm và có thể di chuyển nhẹ dưới da khi tác động.
Lipoma thường không đau và không gây ra các triệu chứng trừ khi chúng ảnh hưởng
đến khớp, các cơ quan, dây thần kinh hoặc mạch máu.
Trường hợp lipoma hình thành sâu bên trong có thể gây áp lực lên
các cơ quan nội tạng hoặc dây thần kinh và gây ra các triệu chứng liên quan. Ngoài ra nếu u mỡ có kích thước to và xuất hiện ở các khu vực
có nhiều dây thần kinh như đầu cổ, vai, gáy cũng sẽ khiến bệnh nhân đau đớn.. Ví dụ, lipoma trên hoặc gần ruột có thể gây
các triệu chứng như buồn nôn, nôn và táo bón.
III.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Lipoma
khá phổ biến trong cộng đồng. Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 1% số người
được phát hiện có lipoma. Lipoma cũng có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở những
người từ 40 đến 60 tuổi hay có gen lipomatosis gia đình. Các yếu tố nguy cơ
khác hình thành lipoma có thể bao gồm:
- Béo phì;
- Cholesterol cao;
- Bệnh tiểu đường;
- Bệnh gan;
- Không dung nạp lượng đường.
IV.
CHẨN ĐOÁN
Thường có thể chẩn đoán lipoma qua thăm khám lâm sàng thông
thường. Nếu lipoma lớn hoặc đau, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các kỹ
thuật, xét nghiệm khác để kiểm tra để loại trừ ung thư như:
- Sinh thiết;
- Siêu âm;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI);
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
Thông
thường để phát hiện u mỡ bác sĩ có thể thông qua khám lâm sàng, tuy nhiên với
những trường hợp u mỡ ở trong các cơ quan nội tạng sẽ khó phát hiện. Do
vậy khám lâm sàng khó để phát hiện chính xác u mỡ. Hiện nay một trong
những phương pháp chẩn đoán mang tính hiệu quả cao đó là siêu âm u mỡ.
Siêu
âm u mỡ là phương pháp không xâm lấn, chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng
siêu âm để xây dựng hình ảnh của các u mỡ trong cơ thể người. Thông qua
phương pháp siêu âm bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh nhân có bị u mỡ hay
không. Ngoài ra siêu âm còn giúp xác định được vị trí, kích thước khối u, tình
trạng mô xung quanh.
V. ĐIỀU TRỊ
Lipoma
thường vô hại, vì vậy hầu hết không cần phải phẫu thuật. Một số trường hợp có
thể loại bỏ lipoma nếu:
- Là ung thư;
- Lipoma lớn hoặc tăng trưởng
nhanh;
- Gây ra các triệu chứng khó
chịu;
- Tác động đến các chức năng bình
thường của cơ thể;
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phẫu thuật: Sau khi siêu âm nếu được bác sĩ chẩn đoán chính xác là u mỡ, tùy từng trường hợp và tình trạng của u mỡ sẽ đưa ra quyết định có điều trị hay không. Nếu u mỡ lành tính sẽ không cần phải điều trị. Chỉ những trường hợp các khối u phát triển nhanh, gây đau hoặc có kích thước lớn hơn 5cm gây nguy hiểm mới cần điều trị.
Phẫu thuật gây tê để loại
bỏ lipoma kích thước nhỏ được tiến hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. Với
các khối lipoma lớn hơn có thể cần sử dụng thêm phương pháp hút mỡ. Sau phẫu
thuật, mẫu mô được gửi đi phân tích nhằm sàng lọc ung thư nếu có. Phẫu thuật
này thường sẽ chỉ để lại một vết sẹo nhỏ sau khi vết thương đã lành
Chích Steroid: Đây cũng là phương pháp điều trị u mỡ được nhiều người lựa chọn. Chích Steroid tuy không gây đau đớn nhưng nhược điểm của nó là không thể làm u mỡ mất đi hoàn toàn.
Hút mỡ: Hút mỡ thường được áp dụng trong việc giảm béo, tuy nhiên nó cũng là 1 trong những phương pháp điều trị u mỡ. Bệnh nhân sẽ được hút mỡ ở những khu vực dễ tiếp cận có u mỡ to.
Hiện nay hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế đều có thể thực hiện siêu âm u mỡ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả, cho kết quả chính xác người bệnh nên lựa chọn thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng.