HỘI CHỨNG VÀNG DA (HOÀNG ĐẢN)
Là tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da, niêm và củng mạc mắt
do tăng Bilirubin toàn phần trong máu
I. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA BILIRUBIN
1. Nguồn
gốc của Bilirubin
Chủ yếu từ sự dị hóa hemoglobine của hồng cầu sau 120 ngày
15-20% từ các tế bào non dòng hồng cầu ở tủy xương: sự tạo hồng
cầu không hiệu quả
5% từ hem chứa trong các enzyme trong gan (cytochrome,
catalase…) và myoglobin
2. Vận
chuyển Bilirubin
Bilirubin mới được tạo ra được gọi là Bilirubin gián tiếp (dạng
tự do, không liên hợp)
Bilirubin gián tiếp (Bilirubin GT):
·
Không tan trong nước => Không đào thải qua thận
=> Không bao giờ xuất hiện trong nước tiểu
·
Gắn kết với albumnin huyết tương để di chuyển
trong máu (1 phân tử albumin gắn được 2 phân tử Bil GT)
3. Chuyển
hóa Bilirubin
Thu nạp Bilirubin:
·
Tại màng tế bào gan có các protein Y và Z (được
gọi là các ligandine) giúp đưa Bilirubin GT vào bên trong lưới nội bào tương của
tế bào gan
Liên hợp:
·
Sau khi được thu nạp, Bilirubin GT được liên hợp
với acid glucuronic, dưới tác dụng của men Glucuronyl transferase => trở
thành Bilirubin trực tiếp (dạng liên hợp) và có thể hòa tan được trong nước
Bài tiết:
·
Bilirubin trực tiếp (Bilirubin TT) được vận chuyển
đến màng tế bào gan phía tiếp giáp đường mật => được bài tiết chủ động theo
dịch mật xuống ruột non
Chuyển hóa tại ruột:
·
Bilirubin TT không được tái hấp thu tại ruột. Dưới
tác động của vi khuẩn đường ruột tại ruột già, Bilirubin TT được chuyển hóa
thành Urobilinogen không màu
Urobilinogen tiếp tục diễn tiến theo 3 hướng:
·
Hấp thu vào tĩnh mạch cửa về gan, được gan thu
nhận và bài tiết vào lại đường mật => xuống ruột (chu trình gan ruột)
· Hấp thu vào TM cửa vào tuần hoàn chung => đến thận và được thải ra nước tiểu. Urobilinogen bị oxy hóa thành Urobilin tạo màu vàng cho nước tiểu => Nước tiểu bình thường có sự hiện diện của Urobilinogen với số lượng rất ít
·
Phần lớn Urobilinogen tiếp tục tồn tại trong
lòng ruột => được chuyển hóa thành Stercobilinogen rồi Stercobilin tạo màu
vàng cho phân
II. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VÀNG DA VÀ GIẢI THÍCH CƠ CHẾ BỆNH SINH
GÂY VÀNG DA
1. Vàng
da trước gan
Tăng Bilirubin gián tiếp ưu thế do
·
Tán huyết
·
Mắc phải: Sốt rét, truyền lầm nhóm máu, nhiễm
khuẩn, ngộ độc
·
Di truyền: Thiếu G6PD, bệnh Hemoglobin (HbS,
Thalassemia)
Giảm khả năng thu nhận Bilirubin GT vào gan do.
·
Bẩm sinh
·
Mắc phải: thuốc (rifampicin)
·
Rối loạn phân ly Bilirubin GT từ albumin
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Có thể được xếp loại vào tăng
Bilirubin GT hay tăng Bilirubin TT trong máu. Đây là hiện tượng sinh lý
bình thường do hồng cầu thai nhi bị vỡ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng
thành.
Bilirubin tăng cao đỉnh điểm từ ngày 1-7 ngày sau sinh rồi
giữ ở mức cao trong vòng 2 tuần. Bilirubin < 5 mg/dl và 90% ở dạng tự do
Tăng Bilirubin máu quá 5 mg/dl trong ngày đầu tiên hoặc quá
10-12 mg/dl trong những ngày tiếp theo là bệnh lý
Vàng da sinh lý thường không có hại nhưng Bilirubin trên 10
mg/dl có thể gây biến chứng vàng da nhân não. Bệnh vàng nhân não phản ánh hội
chứng thần kinh do Bilirubin gây độc TK. Trẻ ngủ lịm, hôn mê. 70% tử vong trong
tuần đầu sau sanh, số còn lại bị tổn thương não nặng.
* Giải thích các cơ chế gây vàng da trước gan
·
Cơ chế tán huyết gây vàng da
Tình trạng tán huyết xảy ra => Hồng
cầu vỡ ồ ạt
=> Tốc độ sản xuất Bilirubin GT tăng cao
Lượng albumin trong máu không đủ để chuyên chở Bilirubin GT
tới gan
=> Bilirubin GT thấm vào mô ngoại mạch gây vàng da
·
Cơ chế giảm thu nhận Bilirubin GT do thuốc
Thuốc cạnh tranh với Bilirubin GT trong việc kết hợp với chất
chuyên chở (albumin)
=> Bilirubin GT không được thu nhận vào tế bào gan.
=> Tăng cao trong máu -> Thấm vào mô ngoại mạch gây
vàng da
2 . Vàng
da tại gan
Tăng Bilirubin gián tiếp ưu thế do
·
Giảm chức năng liên hợp do
Bẩm sinh: Hội chứng Gilbert, Hội chứng
Crigler- Najjar: Hai bệnh lý di truyền này do men glucuronyl transferase giảm một
phần hay không có hoàn toàn => Có rất ít Bili TT tạo ra => Bn vàng
da do tăng Bili GT trong máu
Mắc phải: Thuốc (chloramphenicol), Nhiễm
trùng huyết
* Cơ chế giảm liên hợp đưa đến vàng da: Men
glucoronyl transferase thiếu hụt hay giảm hoạt động=> Giảm khả năng kết hợp
giữa bilirubin GT với acid glucuronic => Bilirubin TT được tạo ra rất ít,
Bilirubin GT tăng cao
Tăng Bilirubin hỗn hợp hay trực tiếp ưu thế
– Tăng Bilirubin TT do giảm bài tiết
Bilirubin TT vào trong các tiểu quản mật
Khi gan bị tổn thương, khả năng bài tiết Bilirubin TT
giảm nặng hơn nhiều so với khả năng kết hợp => Khi không được bài tiết vào mật
thì Bilirubin TT sẽ quay ngược vào hệ tuần hoàn do 5 cơ chế sau:
·
Vỡ các tiểu quản mật thứ phát do hoạt tử tb gan.
·
Tắc các tiểu quản mật do tb gan phù nề gây chèn
ép hoặc cô đặc mật.
·
Tắc các tiểu quản mật trong gan do tb viêm.
·
Thay đổi tính thấm của tb gan.
·
Ứ đọng Bili TT trong tb gan, gây khuếch tán thứ
phát vào huyết tương.
– Tăng Bilirubin hỗn hợp
Hai H/C di truyền gen lặn trên NST thường
Hội chứng Dubin- Johnson do rối loạn ở khâu bài tiết mật
Hội chứng Rotor do giảm khả năng dự trữ tại gan
3. Vàng
da sau gan:
Do tắc nghẽn đường mật ngoài gan: ống
gan chung, ống mật chủ => Tăng Bilirubin trực tiếp
Tắc nghẽn 1 nhánh ống gan: ống gan phải/ trái
=> ít khi gây vàng da
III. GIÁ TRỊ CỦA BILIRUBIN TRONG CHẨN ĐOÁN
1. Xét
nghiệm sinh hóa: Định lượng Bilirubin huyết tương
Bình thường lượng Bilirubin toàn phần (Bili TP) trong máu là
0,8-1,2 mg/dl
Lượng Bilirubin GT là 0,6-0,8 mg/dl
Lượng Bilirubin TT là 0,2-0,4 mg/dl
Blirubin TP > 2,5 mg/dl => vàng da xuất hiện rõ
Khi lượng Bilirubin TP từ 2-2,5 mg/dl => dấu hiệu vàng da
chưa thấy rõ gọi là vàng da dưới lâm sàng
Tỉ số Bilirubin TT / Bilirubin TP
·
< 20%: tăng Bili GT ưu thế
·
50%: tăng Bili TT ưu thế
·
20-50%: tăng Bili hỗn hợp
2. Xét
nghiệm Bilirubin nước tiểu
Vàng da do tăng Bilirubin GT
Urobilinogen tăng => Nước tiểu có màu vàng do tăng
urobilin
Nước tiểu không vàng sậm và không có Bilirubin trong
nước tiểu
Chẩn đoán tắc mật trên lâm sàng
Hội chứng tắc mật được biểu hiện bằng tam chứng
·
Da vàng sậm kèm ngứa
Trường hợp vàng da nhẹ => xem dưới ánh sáng mặt trời những
vùng da mỏng như da mặt, lòng bàn tay
Vàng da mức độ nặng => Vàng da sậm
Ngứa do sự tích tụ muối mật ở mô dưới da
Nước tiểu sậm màu: do Bilirubin TT tăng => ứ lại =>
tràn vào huyết tương
Máu di chuyển đến thận mang Bili TT => thải ra nước tiểu
=> tạo màu vàng đậm cho nước tiểu
·
XN nước tiểu: urobilinogen giảm (vì không thể tiết
bili TT xuống ống tiêu hóa) hay (-), sắc tố mật và muối mật (+)
Tìm Bilirubin trong nước tiểu bằng viên Ictotest hoặc phương
pháp que nhúng. Đơn giản nhất là làm foam test. Nếu trong nước tiểu có
Bilirubin thì khi lắc chai nước tiểu sẽ nổi bọt màu vàng
·
Phân nhạt màu. Trường hợp tắc mật nặng hay hoàn
toàn => Phân có thể bạc màu.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VÀNG DA
1. Vàng da:
·
Do ăn nhiều, thừa beta-carotene: chỉ vàng da nhưng
không vàng kết mạc mắt
·
Do thuốc điều trị sốt rét như Quinine, cloroquine
2. Nước
tiểu sậm màu:
·
do cô đặc nước tiểu
·
do thuốc sulfasalazine
·
Porphirin, tiểu
hemoglobine, myoglobine, thuốc Rifamycine…